CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM: BÁNH LÁ HIỆU HƯNG ÂN
Thanh Hóa là nơi với rất nhiều các sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống, một trong những sản phẩm đặc trưng của Thanh Hóa phải kể đến bánh lá răng bừa –một nét văn hoá ẩm thực trong Lễ hội Lam Kinh. Nghề làm bánh lá răng bừa cũng được xem như một nét văn hoá của người dân xứ Thanh. Bánh răng bừa còn được gọi là bánh lá là vì khi một chiếc bánh được làm ra, nó nhỏ xinh như chiếc răng bừa - một vật dụng gắn bó với vùng quê nông nghiệp. Vào những dịp lễ Tết, hầu như gia đình nào ở làng quê xứ Thanh cũng làm bánh lá răng bừa để cúng tổ tiên và cho con cháu xa gần thưởng thức.
Với anh Nguyễn Lệnh Hưng, bánh lá răng bừa là nhắc đến ký ức gắn liền với tuổi thơ và cuộc sống của anh đên bây giờ. Để có những đĩa bánh lá răng bừa thơm ngon, nóng hổi kịp cúng tổ tiên vào những dịp lễ tết, cung như cung cấp cho khách hàng, thì những việc hàng ngày vào những buỗi chiều muộn là tiếng cối giã gạo; vào buổi sáng sớm mùi thơm của thịt lợn nấu chín, của gia vị, của lá dong và cả những giọt mồ hôi mặn lăn trên gương mặt mẹ, cha. Tất cả những điều ấy đã in đậm trong ký ức, suy nghĩ của anh, để rồi khi trưởng thành với những kinh nghiệm đã có, đồng thời nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch rất mạnh của tỉnh, sẽ là lợi thế để phát triển kinh doanh các sản phẩm đặc sản mang đạm nết truyền thống xứ Thanh, trong đó có bánh lá răng bừa. Anh đã đầu tư cơ sở sản xuất bánh lá Hưng Ân.
Ban đầu anh Nguyễn Lệnh Hưng và gia đình chỉ xác định làm bánh là để giữ lại công việc có tính kế thừa của gia đình, giữ gìn nghề truyền thống, giữ gìn hương xưa của món bánh lá xứ Thanh và cũng là cách anh đóng góp một phần sức lực để tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nhân dân trong địa phương, xây dựng tổ quốc, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đến năm 2018 nhận thấy các cơ hội thuận lợi, như: Nguồn nguyên liệu ở địa phương anh đang sinh sống dồi dào; nguồn lao động sẵn có tại địa phương và sự đón nhận cũng như phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm thì anh và gia đình xác định đây không chỉ là nghề mưu sinh hàng ngày mà cần phải có sự đổi mới. Nên trong cách làm, cách tổ chức sản xuất anh và gia đinh đã quyết định thay đổi phương thức sản xuất, đó là tập trung nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật sản xuất để tạo ra một sản phẩm ngon, đồng thời tích lũy tài chính, vay mượn bạn bè để mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm.
Anh cũng xác định, để làm nên chiếc bánh lá răng bừa có nét đặc trưng riêng, thì cơ sở anh phải làm tốt và đảm bảo tất cả các khâu trong sản xuất, đó là: Trong khâu nguyên liệu, anh đã lựa chọn những hạt gạo tẻ đều hạt, bóng bẩy, để khi nấu tạo ra độ dẻo, thơm ngon. Tiếp đến, gạo tẻ phải ngâm trong nước lạnh khoảng 2-3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì phải pha nước cho vừa đủ. Sau đó, bột làm bánh được đặt lên bếp nấu, người ta gọi công đoạn này là giáo bột, đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình làm bánh. Nên để tạo ra chiếc bánh có đủ độ ngon, thơm, dẻo, cơ sở sản xuất anh Nguyễn Lệnh Hưng coi đây là một bí quyết, khi thực hiện đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tốc độ khuấy với tỷ lệ gia nhiệt để tránh không bị vón cục, không quá chín. Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh. Công đoạn chọn lá để gói, loại bánh này thường là lá dong lấy từ miền núi về, hoặc lá chuối tươi cắt ở vườn nhà đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách. Nhưng bánh gói bằng lá dong đẹp và ngon hơn cả.
GIÁ TRỊ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU
"Cơ sở luôn chú trọng đến khâu chọn nguyên liệu, vì đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo nên thương hiệu của cơ sở"
- Bên cạnh đó, quá trình sản xuất sản phẩm cơ sở áp dụng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình và tổ chức giám sát chất lượng an toàn thực phẩm theo đúng kế hoạch đã được ban hành, nên cơ bản sản phẩm bánh do cơ sở tạo ra có chất lượng ổn định, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về ATTP.
- Bao bì, nhãn mác đầy đủ thông tin theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, có tích hợp tem truy xuất nguồn gốc.
- Có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch.
MỤC TIÊU "BÁNH LÁ HIỆU HƯNG ÂN"
Tạo ra một sản phẩm truyền thống có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và ATTP cho mọi người:
Mục tiêu chủ yếu là đưa sản phẩm bánh lá Hiệu Hưng Ân ra thị trường, là tạo ra một sản phẩm truyền thống có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và ATTP cho mọi người. Từ đó, mở rộng và trở thành đơn vị có thị trường lớn trên địa bàn tỉnh, hà nội và một số tỉnh tại miền Trung, từng bước hướng người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của cơ sở để sử dụng
Đặt mục tiêu tham gia chứng nhận OCOP cho sản phẩm:
Với thị trường tiềm năng to lớn, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ sở thích và yêu cầu của khách hàng đã và đang tạo được điểm nhấn riêng cho sản phẩm bánh răng bừa do cơ sở sản xuất bánh lá Nguyễn Lệnh Hưng làm ra. Để tham gia ngày một sâu, rộng, cơ sở xác định rõ phương châm: Người tiêu dùng cần được sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, cơ sở đặt mục tiêu tham gia chứng nhận OCOP cho sản phẩm để góp phần lan tỏa mô hình cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng.
Sản phẩm xứng đáng đạt những tiêu chuẩn chất lượng của OCOP và là tinh hoa ẩm thực Thanh Hóa
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN
NHẬN ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT